Combo Giải Mã Nhân Vật Lịch Sử: Phan Thanh Giản + Hội Kín Xứ An Nam
Combo Giải Mã Nhân Vật Lịch Sử: Phan Thanh Giản + Hội Kín Xứ An Nam
Combo Giải Mã Nhân Vật Lịch Sử: Phan Thanh Giản + Hội Kín Xứ An Nam
1 / 1

Combo Giải Mã Nhân Vật Lịch Sử: Phan Thanh Giản + Hội Kín Xứ An Nam

0.0
0 đánh giá

PHAN THANH GIẢN Trong tiến trình lịch sử Việt Nam đi từ chế độ quân chủ đến hiện đại, có lẽ Phan Thanh Giản là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất, thu hút nhiều cái nhìn suy xét của giới nghiên cứu sử cũng như người Việt Nam nói riêng, nhưng hầu như mọi

423.000
Share:

PHAN THANH GIẢN Trong tiến trình lịch sử Việt Nam đi từ chế độ quân chủ đến hiện đại, có lẽ Phan Thanh Giản là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất, thu hút nhiều cái nhìn suy xét của giới nghiên cứu sử cũng như người Việt Nam nói riêng, nhưng hầu như mọi tranh luận đều chưa thể đi đến hồi kết. Năm 2002, Nhà xuất bản L’Harmattan (Paris, Pháp) ấn hành cuốn sách “Phan Thanh Gian: patriote et précurseur du Vietnam moderne. Ses dernières années 1862-1867”, và nay được xuất bản tại Việt Nam với tên gọi: “Phan Thanh Giản - Nhà ái quốc và người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: những năm cuối đời 1862-1867” của hai tác giả Phan Thị Minh Lễ và Pierre Ph. Chanfreau.Mục đích của các tác giả khi xuất bản cuốn sách này là công bố các tài liệu liên quan đến nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản chưa từng được công bố mà họ tiếp cận được, đối chứng sử liệu và trình bày những góc nhìn, quan điểm mà các tài liệu mới gợi ý cho họ. Qua thao tác khảo chứng tài liệu, các tác giả đã chứng minh Phan Thanh Giản là một người yêu nước nồng nhiệt.Nguồn tài liệu được dẫn chứng khá phong phú: Văn khố Paris, Văn khố Bộ Hải quân, tập san, tạp chí, báo chí, sách tiếng Pháp và tiếng Việ Trong đó, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh ba nguồn tài liệu quan trọng:Bốn tập bản thảo thư từ đặc biệt của Phó Đô đốc De La Grandière từ năm 1863 đến năm 1868, cùng một tập tài liệu chưa được mở từ sau cái chết của De La Grandière, trong đó có một lá thư viết tay của Phan Thanh Giản gửi cho bà De La Grandière. Phần tài liệu này có được từ cuộc gặp tình cờ của các tác giả với hậu duệ vị Phó Đô đốc.Quỹ vi phim của Bộ Ngoại giao Pháp. Mặc dù được công khai từ lâu, các vi phim này giúp các tác giả cập nhật một số tài liệu, theo quan điểm của họ là chưa được khai thác cho đến thời điểm họ tiếp cận.Tập tài liệu về biên niên sử của triều đại Tự Đức từ năm 1848 đến năm 1883 của Viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh năm 1979, những văn bản này thể hiện nổi bật trách nhiệm của Tự Đức và một số quần thần trong Triều đình.Từ các nguồn tài liệu có được, các tác giả xếp đặt luận chứng của họ trong ba chương sách:Phần đầu: vai trò của Phan Thanh Giản trong giai đoạn 1862 - 1867.Phần thứ hai: xem xét lại các chỉ trích về Phan Thanh Giản.Phần thứ ba: trình bày các lập luận cho phép phục hồi toàn diện con người Phan Thanh Giản dưới cơ sở của các tài liệu chưa được công bố.Qua tác phẩm này, các tác giả muốn chứng minh “Phan Thanh Giản nên được coi là người đầu tiên và, chí ít, đáng ngưỡng mộ nhất trong số những nhà cải cách vĩ đại của Việt Nam”; “một trong những người yêu nước tinh thuần nhất của Việt Nam, bắt đầu thắng thế trước những tiếng nói buộc tội, chỉ trích hoặc nghi ngờ” và “góp phần khai phục một trong những con người vĩ đại nhất là cội nguồn của Việt Nam hiện tại”. HỘI KÍN XỨ AN NAM Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa. Đào sâu nghiên cứu, tác giả Coulet nhận ra đây không thể là ngẫu nhiên, là sự bột phát của đám đông quần chúng mà phải có sự sắp xếp và tổ chức tinh vi. Từ đây mà ông tìm kiếm để bóc tách hòng tìm hiểu về hội kín. Bắt đầu từ tìm hiểu văn bản luật qua các bộ luật xưa cũ phong kiến, ông nhận ra ngay cả các triều đình phong kiến cũng “đụng độ” các hội kín: “Vài thế kỷ sau, tất cả các văn bản pháp lý này [Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long] đều thuận cho việc đàn áp các hội có dự tính hoặc bộc phát, luôn chịu trách nhiệm cho trộm cắp, cướp bóc, đốt nhà và thảm sát cũng như mưu loạn, dấy loạn và khởi nghĩa. Cùng với sự nghi ngại người ta xác định rằng họ có những thầy phù thủy và phù phép, từ quan điểm chính trị đơn nhất, họ cũng ngờ vực tất cả các học thuyết nguy hại có thể ảnh hưởng đến tâm hồn quần chúng. Sự cẩn trọng tỉ mỉ được các nhà lập pháp dựng lên để chống lại các hội kín chứng tỏ rằng những hội như vậy luôn tồn tại ở An Nam []” Và tất nhiên, bộ máy cái trị của người Pháp tất yếu phải đụng độ với các hội kín xứ An Nam. Và qua quá trình nghiên cứu này, tác giả Coulet đã tìm hiểu được không ít điều về hội kín xứ An Nam. Đây cũng là một cuốn nằm trong loạt đề tài sách nghiên cứu của nhiều học giả Pháp và châu Âu về hội kín Á Đông (Thiên Địa Hội Trung Hoa, Nghĩa Hòa Đoàn…) Cuốn sách này cũng được các nhà nghiên cứu khác tham khảo rất nhiều để làm tư liệu cho các sách viết về văn hóa, tâm lý, tập tục Việt Nam. Đây cũng không phải là bản dịch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nhưng có thể xem là lần đầu tiên “Hội kín xứ An Nam” được xuất hiện một cách chính thức trong làng xuất bản Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã cố gắng tra cứu cho ra tên đúng của gần 800 nhân vật, địa danh vốn được viết theo kiểu cũ trong bản tiếng Pháp. Cuốn sách dành cho những ai thấy tò mò về “hội kín”, “phù thủy”, “nhà sư, chùa chiền và hội kín”; những nhà nghiên cứu về bối cảnh xã hội Việt Nam thời xưa: Việt Nam Quang Phục Hội, Hội Duy Tân…, cùng loạt nhân vật lịch sử luôn thu hút: Phan Bội Châu, Cường Để, Nguyễn Thần Hiến, Gilbert Chiếu Trần Chánh Chiếu, Đề Thám, Phan Xích Long… Hay những ai cần tài liệu tham khảo về hoạt động khởi nghĩa, bạo động của giai đoạn trước năm 1930 và bối cảnh lịch sử của một giai đoạn sôi sục các phong trào chống Pháp ở cả 3 xứ Bắc, Trung và Nam kỳ đều cần tham khảo cuốn sách này. Ảnh trên bìa sách là minh họa về thầy phù thủy, được mô tả ở cuối Phần I, Chương I, nội dung giới thiệu về vai trò và chức năng của thầy phù thủy/thầy pháp, phép thuật và tôn giáo trong hội kín.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan