hạt giống Cà pháo tím
Cà pháo tím cây sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, trồng được quanh năm. Trái tròn, da láng màu tím nhạt, thịt dày, ăn rất giòn. Trọng lượng trung bình 4-6 g/trái. Thời gian bắt đầu thu hoạch 85 – 90 ngày sau gieo, thu hoạch kéo dài 2,5 – 3 tháng. Cà pháo tím là lựa ch
Như Trang Plaza
@nhutrangplazaĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Cà pháo tím cây sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, trồng được quanh năm. Trái tròn, da láng màu tím nhạt, thịt dày, ăn rất giòn. Trọng lượng trung bình 4-6 g/trái. Thời gian bắt đầu thu hoạch 85 – 90 ngày sau gieo, thu hoạch kéo dài 2,5 – 3 tháng. Cà pháo tím là lựa chọn lý tưởng cho vườn nhà bạn bạn có thể trồng trong chậu bạn công hay vườn nhà đều rất tuyệt. Cà pháo (danh pháp hai phần: Solanum macrocarpon, là một loài cây lâu năm thuộc họ Cà (Solanaceae), nhưng thường được trồng lấy quả sử dụng làm rau ăn trong ẩm thực ở nhiều nước trên thế giới như là cây một năm. Cà pháo là loại thực phẩm được khá nhiều người ưa chuộng ⭕ Về phân loại thực vật học của cây này hiện chưa có sự thống nhất cao trong các tài liệu nhưng hầu hết đều xếp nó là một biến chủng của loài cà tím (danh pháp hai phần: S. melongena), một số lại xếp nó thành một loài riêng. Màu sắc vô cùng bắt mắt, kích thích vị giác ⭕ Cây thân thảo nhẵn nhụi, mọc thẳng hay leo, cao tới 1,5 m với thân màu tím đen, hóa gỗ ở gốc. Các lá hình mác thuôn dài, kích thước 10-30 x 4–15 cm, hoa từ trắng đến tím, quả hình cầu hơi nén xuống, kích thước 5–6 cm x 7–8 cm, màu từ trắng, vàng cam đến tím và có nhiều hạt nhỏ. Có thể sử dụng như là rau ăn quả hay ăn lá. Chu kỳ phát triển: lâu năm, vụ thu hoạch lá đầu tiên có thể sau 40-50 ngày còn quả ăn được có thể thu hoạch sau 80-100 ngày. CÔNG DỤNG CỦA CÀ PHÁO TÍM: ✔️ Cà pháo thường được dùng trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mãn tính. Dùng 10 - 15g rễ, dạng thuốc sắc. ✔️ 100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1g mg kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó còn chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý. Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Trong cà pháo có nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau ✔️ Quả cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn giòn như nổ trong miệng. ✔️ Quả cà cắt miếng ăn sống như rau, chấm mắm tôm hay mắm ruốc: quả cà giòn tan, nhai sồn sột kèm với mắm mặn rất khoái khẩu nhưng cần cẩn thận, ăn nhiều có thể bị nhức mỏi do solanin độc. Trong “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” có ghi rằng: không nên ăn nhiều cà sống. Cà pháo có thể biến được rất nhiều món ăn ✔️ Cà pháo muối được ưa chuộng hơn món cà sống. Ngâm quả cà vào vại nước muối phải nén vỉ thật chặt, không để quả cà nổi lên, cho nên gọi là cà nén và có câu “trẻ muối cà, già muối dưa”. Cà muối xổi chỉ vài ngày là ăn được, ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính. TL: 2G #hatgiong #phudienseeds #phudien