Áo thun tay lỡ unisex GENZ ulzzang chủ đề Địa Linh Nhân Kiệt
Cầu Hàm Rồng: Nằm ở phía bắc Thanh Hóa, cây cầu có vị trí giao thông quan trọng và được xem là “yết hầu” của “con đường huyết mạch” một thời. Do đó, cây cầu là chứng nhân lịch sử gắn liền với những biến cố, thăng trầm của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dâ
DH Beauty Official
@dhbeauty.officialĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Cầu Hàm Rồng: Nằm ở phía bắc Thanh Hóa, cây cầu có vị trí giao thông quan trọng và được xem là “yết hầu” của “con đường huyết mạch” một thời. Do đó, cây cầu là chứng nhân lịch sử gắn liền với những biến cố, thăng trầm của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, đặc biệt là trận không chiến cầu Hàm Rồng năm 1965 Dưới mưa bom bão đạn, cây cầu vẫn hiên ngang đứng vững, tựa vào núi Hàm Rồng, Thanh Hóa và soi bóng xuống dòng sông Mã. Đến năm 1973, cây cầu được khôi phục với chiều dài 150m và hình ảnh cầu Hàm Rồng Thanh Hóa đã trở thành biểu tượng lịch sử, văn hóa cũng như ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân xứ Thanh. LÀNG CỔ ĐÔNG SƠN Làng Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, từ khoảng giữa những năm 1920, các nhà khoa học phương Tây đã phát hiện ra nhiều di tích khảo cổ của văn hóa Đông Sơn với niên đại hơn 2500 năm. Nơi đây cũng là địa điểm đầu tiên khai quật được những chiếc trống đồng Đông Sơn cổ được làm từ thời vua Hùng cách đây hàng ngàn năm. Kể từ đó, làng Đông Sơn được xem là cái nôi của một nền văn hóa nổi tiếng trên thế giới. SUỐI CÁ THẦN CẨM LƯƠNG Suối cá thần Cẩm Lương là nơi sinh sống của hàng nghìn con cá, chứa nhiều giai thoại bí ẩn. Cẩm Lương còn có tên gọi khác là suối cá thần làng Ngọc, nằm ở bờ bắc sông Mã, bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Con suối dài khoảng 100 m, là địa điểm thu hút khách đổ về ngắm đàn cá có số lượng nghìn con, song không ai dám bắt. Con suối này gắn liền với truyền thuyết về vị thần Rắn, được người dân thờ cúng tại một ngôi đền bên suối. Trước cửa đền thờ có đàn cá hàng nghìn con ngày đêm về chầu thần. Bởi vậy, nhân dân trong vùng không bao giờ bắt và ăn cá suối Cẩm Lương, và cũng quen gọi là suối cá thần từ đó. CHIẾU CÓI NGA SƠN Ở một dải phù sa màu mỡ miền duyên hải, cũng là điểm cực đông của xứ Thanh, không biết tự khi nào đã xuất hiện một loài cây hoang dại nổi chìm loi thoi trong gió sóng. Thân xanh mỡ, tròn thon từ gốc, nửa trên đến ngọn vuốt thành ba cạnh, búp hoa chụm chúm xanh. Rễ cây dằng dịt bám vào đất, kết thành khối, gió sóng không thể đánh bật. Triều dâng, cây ngập chìm lút trong nước. Biển cạn, mênh mông phù sa và lấm tấm màu cây xanh, suốt dọc từ cửa sông Càn đến cửa lạch Sung. Cây mọc lẫn trong cỏ, trong sậy hoang. Người nghèo một đời phiêu dạt tìm đất sống, thường ra mép sóng đào con cáy, bắt con cua, con ốc sinh nhai. Họ ngả lưng nghỉ tạm trên đám cây êm dịu lành hiền ấy. Rồi họ cắt cây về phơi, đụp lên mái nhà tường đầt chống gió mưa. Cây khô đun bếp, trải ổ ấm, bện võng nằm ... Và đến lúc, con người phát hiện ra cách chẻ đôi cây, phơi kỹ, đan dệt với sợi vỏ cây đay để làm thành lá chiếu. RƯỢU CHI-NÊ Rượu Chi Nê là đặc sản rượu nổi tiếng miền bắc, mang đậm bản chất văn hóa xứ Thanh – một mảnh đất giàu truyền thống.Rượu Chi Nê được lấy từ cái tên của làng Chi Nê,Xã Cầu Lộc, Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Xã Cầu Lộc được biết đến với nghề truyền thống sản xuất rượu đặc sản thơm ngon tinh khiết chuyên cung cấp cho các tầng lớp quan lại triều đình phong kiến. TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ đã xuất hiện vào khoảng năm 800 trước công nguyên, từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam , Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái Lan... HOÀNG HẠC HƯỚNG THIÊN THANH Công trình kiến trúc nghệ thuật tại nút giao thông Đại lộ Lê Lợi giao với Đại lộ Hùng Vương được xây dựng dựa trên ý tưởng “Hồng hạc hướng thanh thiên” nhằm tạo điểm nhấn kiến trúc cho không gian đô thị thành phố. Lấy ý tưởng từ hình ảnh đàn chim Lạc - sự tích thành Hạc. Công trình thể hiện sự giao hoà giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Bố cục hình tròn là phù hợp nhất cho ý tưởng đó. Hình ảnh 4 cặp chim Lạc (đã được cách điệu) có xu hướng chụm lại và vươn cao, đẹp và thanh thoát, thể hiện khát vọng vươn cao của thành phố trẻ. Cùng với hình tượng quả cầu toả sáng, những chi tiết được xử lý có ý nghĩa tạo nên một tổng thể công trình khúc triết, thanh thoát, toát lên tinh thần đoàn kết, hội tụ và thăng hoa. Công trình đã phản ánh được lịch sử văn hoá của thành phố Thanh Hóa, toát lên được phần hồn, tư chất văn hoá của tác phẩm, mang đậm đà bản sắc xứ Thanh.
Phong cách
Đường phố
Chiều dài áo
Dài
Xuất xứ
Việt Nam
Chiều dài tay áo
Dài 3/4
Dáng kiểu áo
Oversized
Cổ áo
Cổ tròn
Chất liệu
Cotton
Mẫu
In
Mùa
Mùa hè
Sản Phẩm Tương Tự
Áo khoác, áo khoác da lộn, áo khoác lót lông, thiết kế thời trang, vải đẹp mặc cực kỳ ấm
235.000₫
Đã bán 3
Áo khoác, áo phao lông vũ 2 mặt, áo mặc 2 mặt, mặt gió và mặt phao, mặc trời giá rét cực ấm
199.000₫
Đã bán 37
áo thun cho bé hotrend kiểu dáng đi đầu xu hướng các bé diện lên chuẩn boy phố_7307 HERO KIDS
156.000₫
Đã bán 6
Burning Flame Jacket - Áo khoác hoạ tiết lửa nhung tăm unisex streetwear
490.000₫
Đã bán 1
Áo thun polo nam co giãn phối loang màu hoạ tiết lên form cực đẹp và sang trọng mẫu-AXSTORE
98.000₫