Combo 2 cuốn sách về Thiền : Thiền Trong Chuyển Động + Thiền - Osho (Tái Bản)
1 / 1

Combo 2 cuốn sách về Thiền : Thiền Trong Chuyển Động + Thiền - Osho (Tái Bản)

0.0
0 đánh giá

1. Thiền Trong Chuyển Động “Giống như khi chạy, thiền giúp ta bỏ lại những lo toan thường nhật - những mơ mộng, áp lực và toan tính. Ta sẽ tập trung vào hiện tại, đặt mình vào từng khoảnh khắc, từ đó giúp tâm trí trở nên mạnh mẽ hơn và hệ thần kinh bắt đầu được thư gi

244.000₫
-20%
195.000
Share:
Nhà Sách Vĩnh Thụy

Nhà Sách Vĩnh Thụy

@nha-sach-vinh-thuy
4.5/5

Đánh giá

993

Theo Dõi

3.353

Nhận xét

1. Thiền Trong Chuyển Động “Giống như khi chạy, thiền giúp ta bỏ lại những lo toan thường nhật - những mơ mộng, áp lực và toan tính. Ta sẽ tập trung vào hiện tại, đặt mình vào từng khoảnh khắc, từ đó giúp tâm trí trở nên mạnh mẽ hơn và hệ thần kinh bắt đầu được thư giãn. Ta biết quý trọng và ý thức được những gì mình có. Trí tuệ và khả năng ghi nhớ của ta cũng trở nên sắc bén hơn. Ta mở rộng được góc nhìn của mình về thế giới, không còn bị cầm tù trong những xúc cảm biến ảo thất thường. Tình yêu, lòng vị tha và những phẩm chất tích cực khác cũng ở gần tầm tay hơn. Và cũng như khi chạy, ta sẽ cảm thấy được thanh lọc sau khi thiền, vì một nguyên nhân tương tự: thiền là một hoạt động tự nhiên và lành mạnh cho tâm trí.” Là một Lạt ma Tây Tạng và là lãnh đạo của Shambhala (một cộng đồng quốc tế gồm 165 trung tâm thiền định), Sakyong Mipham nhận thấy hoạt động thể chất là điều cần thiết cho sức khỏe tinh thần. Dù được đào tạo về cưỡi ngựa và võ thuật, nhưng ngài lại có tình yêu đặc biệt với chạy. Trong cuốn sách này, ngài đã trình bày về quá trình kết hợp chạy bộ với việc thực hành tâm linh, đưa ra những hướng dẫn và nguyên tắc thiền cơ bản mà mình đã phát triển. Dù đây là hai hoạt động phức tạp, nhưng các bài học trong cuốn sách này lại rất đơn giản và được thiết kế để chỉ ra rằng tất cả mọi người - bất kể tuổi tác, nền tảng tinh thần hoặc khả năng - đều có thể kết hợp giữa thực hành nội tâm với vận động cơ thể, nhằm mang lại lợi ích cho cơ thể và tâm hồn. - Về tác giả Sakyong Mipham Rinpoche là hiện thân của Jamgön Mipham Gyatso. Ngài là bậc trì giữ đời thứ của dòng truyền thừa Sakyong, hay còn được gọi là dòng truyền thừa Shambhala, nơi truyền dạy thiện hạnh như cội rễ của sự khai sáng toàn xã hội. Ngài cũng là một vận động viên nhiệt thành đã hoàn tất chín cuộc thi chạy marathon. Tạp chí Planet gọi ngài là một “Con người mang tầm nhìn toàn cầu”. Ngài là tác giả của cuốn sách bán chạy Turning the Mind into an Ally (tạm dịch: Biến tâm trí thành một đồng minh) và Ruling Your World (tạm dịch: Thống trị thế giới) - tác phẩm đã giành giải thưởng văn học. Sakyong Mipham giảng dạy khắp nơi trên thế giới, sử dụng góc nhìn độc đáo pha trộn từ phương Tây và phương Đông để giúp đỡ các học viên của mình ở Bắc, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. - Nhận xét của người nổi tiếng: “Cuốn sách tuyệt vời và dễ đọc này ẩn tàng vô số kiến thức uyên tâm. Những bài học mà Sakyong Mipham đưa ra giống như một liều vitamin tinh thần sẽ giúp nuôi dưỡng tâm hồn của người chạy.” - Jerry Lynch, Ph.D, tác giả của cuốn Al Huang: Spirit of the Dancing Warrior (tạm dịch: Al Huang: Linh hồn của một chiến binh khiêu vũ) và cuốn sách bestseller Thinking Body, Dancing Mind (tạm dịch: Cơ thể suy nghĩ, tâm trí nhảy múa) “Thiền trong chuyển động là một tác phẩm chiêm nghiệm thú vị và đáng hoan nghênh. Chúng ta thường quên rằng vận động là một biện pháp bổ sung tự nhiên cho việc thực hành thiền định và giúp chúng ta tránh được những gì được gọi là hội chứng 'Phật đá'. Cuốn sách này là một hướng dẫn sâu sắc về sự kết hợp giữa tâm trí và cơ thể. " - Larry Dossey, MD, tác giả của cuốn Healing Words: the Power of Premonitions and The Extraordinary Healing Power of Ordinary Things (tạm dịch: Chữa lành thế giới: Sức mạnh của linh cảm và sức mạnh chữa bệnh phi thường của những điều bình thường). 2. Thiền - Osho (Tái Bản) Thiền là một bước phát triển phi thường. Hiếm khi một khả năng như vậy trở thành hiện thực bởi vì có nhiều rủi ro trong đó. Trước đây từng có nhiều lần tồn tại khả năng ấy – một biến cố tâm linh nào đó lẽ ra đã có thể phát triển và trở thành giống như Thiền, nhưng nó không bao giờ thành hiện thực. Chỉ duy nhất một lần trong toàn thể lịch sử ý thức loài người có một thứ như Thiền bước vào đời sống. Nó rất hiếm có. Thiền được sinh ra ở Ấn Độ, lớn lên ở Trung Hoa và nở hoa ở Nhật Bản. Toàn bộ chuyện này thật hiếm có. Tại sao nó được sinh ra ở Ấn Độ nhưng không thể lớn lên ở Ấn Độ mà phải tìm một mảnh đất khác? Nó trở thành một cái cây vĩ đại ở Trung Hoa nhưng không ra hoa được ở đó; một lần nữa nó phải tìm một miền khí hậu mới, một miền khí hậu khác. Và ở Nhật Bản, nó nở hoa như một cây anh đào có hàng ngàn bông. Việc này không phải ngẫu nhiên, không phải tình cờ, mà có một lịch sử sâu xa bên trong. Tôi muốn tiết lộ nó cho bạn. Ấn Độ là một đất nước hướng nội. Nhật Bản thì hướng ngoại. Và Trung Hoa ở ngay giữa hai cực ấy. Ấn Độ và Nhật Bản là những đối lập tuyệt đối. Vậy thì làm thế nào hạt giống được sinh ra ở Ấn Độ lại nở hoa ở Nhật Bản? Họ đối lập, họ không có sự tương đồng, họ trái ngược nhau. Tại sao Trung Hoa lại bước vào ngay ở giữa, để cho nó đất sống? Hạt giống là sự hướng nội. Hãy cố gắng hiểu hiện tượng hạt giống, hiểu hạt giống là gì. Hạt giống là một hiện tượng hướng nội, hướng tâm – năng lượng di chuyển vào trong. Đó là lí do tại sao nó là một hạt giống. Nó được bao bọc và đóng kín, tách rời hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Trên thực tế, hạt giống là thứ cô đơn nhất, biệt lập nhất trên thế giới. Nó không có gốc rễ trong đất, không có cành lá trên bầu trời; nó không có kết nối nào với mặt đất, không có kết nối nào với bầu trời. Nó không có mối quan hệ. Hạt giống là một hòn đảo thực sự, biệt lập, hướng vào trong. Nó không liên kết. Nó có vỏ cứng bao quanh, không cửa sổ, không cửa ra vào. Nó không thể đi ra và không gì có thể đi vào. Hạt giống là thứ tự nhiên đối với Ấn Độ. Tinh thần Ấn Độ có thể sản sinh ra những hạt giống có tiềm năng to lớn, nhưng không thể cho chúng đất sống. Ấn Độ là ý thức hướng nội. Ấn Độ nói cái bên ngoài không tồn tại, và ngay cả nếu nó có vẻ như tồn tại thì nó được làm từ cùng chất liệu với những giấc mơ. Toàn bộ tinh thần Ấn Độ đã luôn cố gắng khám phá ra cách trốn thoát khỏi cái bên ngoài, cách di chuyển vào sào huyệt bên trong của trái tim, cách định tâm trong chính mình. Và cách để nhận ra rằng toàn bộ thế giới tồn tại bên ngoài ý thức chỉ là một giấc mơ – cùng lắm là một giấc mơ đẹp, còn tệ nhất là cơn ác mộng. Cho dù nó đẹp đẽ hay xấu xí, trong thực tại nó là một giấc mơ, và người ta không nên phiền lòng nhiều về nó. Người ta nên thức tỉnh và quên đi toàn thể giấc mơ của thế giới bên ngoài. Trung Hoa là một đất nước cân bằng, không giống như Ấn Độ, không giống như Nhật Bản. Con đường ở đó là trung dung. Tư tưởng của Khổng Tử là luôn ở giữa: không hướng nội cũng không hướng ngoại, không nghĩ quá nhiều về thế giới này lẫn thế giới kia – chỉ giữ nguyên ở giữa. Trung Hoa không cho ra đời một tôn giáo, mà chỉ cho ra đời một hệ thống đạo đức. Chẳng có tôn giáo nào được sinh ra ở đây, ý thức Trung Hoa không thể cho ra đời một tôn giáo. Nó không thể tạo ra hạt giống.Tất cả những tôn giáo tồn tại ở Trung Hoa đều là nhập khẩu, tất cả chúng đều tới từ bên ngoài. Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, tất cả đều đến từ bên ngoài. Trung Hoa là một mảnh đất tốt nhưng không thể khởi nguồn ra tôn giáo nào, bởi vì để khởi nguồn ra một tôn giáo, người ta phải di chuyển vào thế giới bên trong. Để cho ra đời một tôn giáo, người ta phải giống như thân thể phụ nữ, giống như bụng mẹ. Giờ cần đến Nhật Bản. Nhật Bản là đất nước hướng ngoại. Phong cách sống và ý thức của nó hướng ngoại. Với ý thức Nhật Bản thì gần như cái bên trong không tồn tại; chỉ cái bên ngoài là có ý nghĩa. Hãy nhìn vào y phục của người Nhật. Chúng chứa đầy màu sắc của hoa và cầu vồng, như thể cái bên ngoài vô cùng ý nghĩa. Hãy nhìn một người Ấn khi anh ta đang ăn, và rồi nhìn người Nhật. Hãy nhìn một người Ấn khi anh ta dùng trà, và rồi nhìn người Nhật. Một người Nhật tạo ra lễ hội từ những điều đơn giản nhất. Dùng trà, anh ta biến nó thành một lễ hội. Nó trở thành nghệ thuật. Cái bên ngoài vô cùng quan trọng: Trang phục vô cùng quan trọng, các mối quan hệ vô cùng quan trọng. Bạn không thể tìm đâu trên thế giới có nhiều người thoải mái hơn người Nhật – luôn luôn mỉm cười và trông thật hạnh phúc. Còn người Ấn thì sẽ trông hời hợt, họ nghiêm túc. Người Ấn hướng nội còn người Nhật hướng ngoại: Họ trái ngược nhau. Một người Nhật luôn luôn dịch chuyển trong xã hội. Toàn thể văn hóa Nhật Bản quan tâm đến việc làm sao tạo ra một xã hội tươi đẹp, làm sao tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp – trong mọi thứ, trong mọi thời khắc – làm sao trao cho chúng ý nghĩa. Nhà của họ vô cùng đẹp đẽ. Ngay cả nhà của một người nghèo cũng có vẻ đẹp riêng: Nó có thẩm mĩ, nó có sự độc đáo riêng. Nó có thể không quá giàu có, nhưng nó vẫn giàu có theo một ý nghĩa nào đó, nhờ vẻ đẹp, sự sắp xếp, sự chú tâm được mang vào mọi chi tiết nhỏ bé, li ti. Cửa sổ nên ở chỗ nào, loại rèm nào nên được dùng, ánh trăng nên được mời vào ô cửa sổ như thế nào, và từ đâu. Những thứ rất nhỏ, nhưng mọi chi tiết đều quan trọng. Nhật Bản lại rất bận tâm đến cái bên ngoài – như ở một thái cực khác. Nhật Bản là đất nước phù hợp. Toàn bộ cây Thiền đã được cấy vào trong Nhật Bản và nó trổ bông hàng ngàn sắc màu. Nó nở hoa. Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Nhiều công ty phát hành

Nhà xuất bản

Nhiều Nhà Xuất Bản

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan