[Hỏa tốc 3H] Cây vạn lộc
Cây Vạn Lộc (tên khoa học: Aglaonema Rotundum Pink) có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc, phù hợp trang trí nội thất, phòng làm việc. Cây Vạn Lộc phong thủy tượng trưng cho sự may mắn, năng lượng tràn đầy và mang sự thịnh vượng, no đủ cho gia chủ. Cây vạn lộc một
Shop Hẻm 46
@nhatlonglngĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Cây Vạn Lộc (tên khoa học: Aglaonema Rotundum Pink) có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc, phù hợp trang trí nội thất, phòng làm việc. Cây Vạn Lộc phong thủy tượng trưng cho sự may mắn, năng lượng tràn đầy và mang sự thịnh vượng, no đủ cho gia chủ. Cây vạn lộc một loại cây cảnh dạng thân thảo có màu đỏ rực rỡ, viền lá màu xanh lục nổi bật. Cây vạn lộc, cái tên của cây thôi cũng đã toát nên được ý nghĩa và sức hút mà loại cây này mang đến với mỗi chúng ta. Trong phong thủy cây mang những ý nghĩa to lớn về sự thịnh vượng và no đủ cho gia chủ. Bên cạnh việc trang trí tạo sự mới mẻ và năng lượng cho gia chủ, cây còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả và thực sự là sự lựa chọn thích hợp để làm cây cảnh để bàn làm việc, để trong phòng và trong ngôi nhà. Trong phong thủy cây Vạn Lộc tượng trưng cho sự may mắn, năng lượng tràn đầy và mang sự thịnh vượng, no đủ cho gia chủ. Theo ông cha ta ngày xưa thì từ lộc ứng với tài lộc nên cây đem đến sự thịnh vượng, tiền tài, phát lộc. Ngoài ra, đây cũng là một loại cây thanh lọc không khí rất hiệu quả. Việc sử dụng cây Vạn Lộc trang trí trong nhà , để trên bàn làm việc sẽ không chỉ mang lại bầu không khí trong lành mà còn giúp thu hút được nhiều tài lộc. Đối với những gia đình làm ăn kinh doanh thì thì cây sẽ giúp kinh tế luôn an toàn, bảo vệ cho sự phát triển của gia đình. Cách chăm sóc cây vạn lộc đúng cách Cây vạn lộc để bàn có thể trưng bày trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh. Tuy nhiên ít nhất 1 tuần ta nên mang cây ra ngoài ánh sáng tự nhiên, đây là một cách để hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cây. Lưu ý là không nên phơi cây ra ngoài ánh nắng buổi trưa. Bạn có thể trồng cây vạn lộc có thể theo 2 phương pháp là trồng nước và trồng đất. Định kỳ 10-15 ngày thay nước cho cây Vạn Lộc trồng trong nước, kết hợp bổ sung dung dịch dinh dưỡng, cắt bỏ rễ bị hư, thối nhũn. Với cây trồng trong đất Cây Xinh khuyên các bạn nên chú ý đến một số những yếu tố dưới đây. – Ánh sáng: Cây Vạn Lộc ưa ánh sáng nhẹ, do đó cây thích hợp để cạnh cửa sổ, nếu không thích hợp bạn để trong nhà cũng được không sao cả có thể thi thoảng cho ra ngoài nắng để màu cây tốt hơn. – Đất: Cây Vạn Lộc có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Nhưng loạt đất phù hợp nhất để cây có thể phát triển tốt là đất có pha sơ dừa, tro, chấu. Tuy nhiên không nên cho quá nhiều sơ dừa vì trong sơ dừa có nhiều nắm mốc chưa được khử rất dễ gây bệnh cho cây Vạn Lộc. – Nước: Nếu để cây Vạn Lộc trong văn phòng thì bạn có thể tưới 2 lần/tuần, để ngoài trời thì 3 lần/tuần. Mỗi lần nên tưới ẩm đất vì cây cũng khá ưa nước. – Nhân Giống: Cây Vạn Lộc được nhân giống bằng cách tách chồi, tách cây con ra khỏi bụi rồi đem gieo trồng trong điều kiện mát mẻ, độ ẩm tốt.
Xuất Xứ
Việt Nam
Sản Phẩm Tương Tự
Kệ treo quần áo chữ A .1 tầng đa năng gỗ mdf cao cấp tiện dụng bền đẹp
100.000₫
Đã bán 1