Lưới thủy tinh gia cường chống thấm, trát tường - Cuộn rộng 1m x dài 50m
NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA LƯỚI GIA CƯỜNG THỦY TINH CHỐNG THẤM, CHỐNG NỨT + Lưới thủy tinh sẽ chống lại sự hình thành các vết nứt chân chim giúp cho bề mặt tường luôn đạt được tính thẩm mỹ cao nhất + Sử dụng lưới thủy tinh gia cường như lớp vải gia cố trong nhiều trường hợp
Vật Liệu và Thiết bị DTLgroup
@dtlgroup.vnĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA LƯỚI GIA CƯỜNG THỦY TINH CHỐNG THẤM, CHỐNG NỨT + Lưới thủy tinh sẽ chống lại sự hình thành các vết nứt chân chim giúp cho bề mặt tường luôn đạt được tính thẩm mỹ cao nhất + Sử dụng lưới thủy tinh gia cường như lớp vải gia cố trong nhiều trường hợp ứng dụng khác nhau như + Hệ thống phủ sàn công nghiệp + Sàn mái nhà, bể nước + Khu tắm giặt vệ sinh + Bể nước + Ngoài ra còn chống nứt mối cho tường thạch cao THI CÔNG LƯỚI THỦY TINH GIA CƯỜNG Bước 1: Chọn lưới thủy tinh + Chọn loại dày hay mỏng, thưa hay mau, sợi to hay sợi nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào từng hạng mục công trình yêu cầu, phụ thuộc vào độ dày lớp vữa tô dày hay mỏng… + Lưới dày có định lượng lớn sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện dày, còn ngược lại lưới thủy tinh có định lượng nhỏ sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện mỏng. Bước 2 : Thi công lưới thủy tinh chống nứt tường 2.1 Tạo bề mặt thi công Đối với những bề mặt cần thi công như tường vách, sàn nhà thì bạn cần làm sạch trước khi tiến hành công việc, hãy đảm bảo vị trí thi công cần được làm bằng, phẳng. Những vị trí nhấp nhô, gập ghềnh thì có thể đục tỉa sang bằng 2.2 Lót một lớp hồ mỏng Sau khi đã chuẩn bị xong mặt bằng tiếp đến bạn cần trọn một lớp vữa xi măng rồi phủ lên bề mặt với độ dày tầm 3mm để che lấp phần nền gạch thô 2.3 Lót lưới thủy tinh Đặt lưới thủy tinh vào giữa 2 lớp vữa tạo thành từng lớp như sau:Lớp trong cùng là lớp vữa mỏng=>Lớp lưới thủy tinh=>Lớp vữa hoàn thiện Khi vữa còn đang ướt ta tiến hành đặt phẳng lưới thủy tinh lên trên bề mặt vữa này. Theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái theo một hướng nhất định. Tấm lưới thủy tinh trải sau đặt chồng lên tấm lưới trải trước ít nhất 10cm. 2.4 Cán vữa hoàn thiện Khi tấm lưới thủy tinh bám vào bề mặt của lớp vữa lót trong cùng thì ta tiến hành thi công lớp vữa hoàn thiện bên ngoài. Thi công lớp vữa ngoài bằng bàn trải, bàn bả cho thật phẳng. Sau khi thi công hai lớp vữa lót trong và lớp vữa hoàn thiện bên ngoài liên kết dính chặt vào nhau tạo thành một khối thống nhất, tối ưu cho bề mặt phẳng thi công giúp tường tránh được các vết nứt không cần thiết do co ngót vật liệu hay do va đập hay thời tiết. Chờ đến khi lớp vữa khô hoàn toàn thì ta mới tiến hành thi công các hạng mục khác. Tránh tác động bề mặt tường khi lớp vữa còn ướt sẽ gây nứt, sủi bọt khí… Lưu ý: Đối với bề mặt ngoài của tường thì thứ tự các lớp ưu tiên : Tường gạch, Lớp vữa mỏng, lưới thủy tinh, lớp vữa hoàn tất, sơn trang trí. Đối với bề mặt trong của tường thì thứ tự ưu tiên các lớp là: Lớp vữa mỏng, lưới thủy tinh, vữa hoàn tất, sơn trang trí. B - Sử dụng gia cố bề mặt ngoài tường Khi bề mặt ngoài của tường bị nứt, các phân tử nước sẽ theo các vết nứt và đi vào bên trong gây ra hiện tượng thấm cho tường nhà. Việc sử dụng lưới thủy tinh cho bề mặt ngoài của tường sẽ giúp chống lại sự hình thành các vết nứt trên bề mặt nhằm tạo nên tính thẩm mĩ và giữ cho tường không bị thấm. LH: 0888 789 388
Loại bảo hành
Bảo hành nhà sản xuất