Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile
Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile
Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile
Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile
Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile
Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile
Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile
Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile
Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile
1 / 1

Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile

5.0
33 đánh giá
16 đã bán

Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile từ thời Pharaoh tới giới bần nông Thông tin sách : - Số trang: 224 - Khổ: 20.5x27 - Độ tuổi: Mọi lứa tuổi - NXB: SOL90 - Đã xuất bản ở nhiều nước và khu vực trên khắp thế giới: Mỹ,

459.000₫
-31%
319.000
Share:
hocgioitoan.com.vn

hocgioitoan.com.vn

@hocgioitoan.com.vn
4.9/5

Đánh giá

68.817

Theo Dõi

10.666

Nhận xét

Sách Ai Cập Cổ Đại - Ancient Egypt - Câu Chuyện Về Nền Văn Minh Bên Bờ Sông Nile từ thời Pharaoh tới giới bần nông Thông tin sách : - Số trang: 224 - Khổ: 20.5x27 - Độ tuổi: Mọi lứa tuổi - NXB: SOL90 - Đã xuất bản ở nhiều nước và khu vực trên khắp thế giới: Mỹ, Anh, Úc, Canada, Bỉ, Thụy Sĩ, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ La Tinh với số lượng bán ra xấp xỉ 200.000 bản. - Cuốn sách được các chuyên gia đánh giá cao về mặt hình ảnh và nội dung nghiên cứu. Nội dung sách : Cuốn sách với năm nội dung chính bao gồm các chủ đề Thám hiểm & Khám phá, Lịch sử & tổ chức của nhà nước, Xã hội & cuộc sống hằng ngày, Thần thoại & tôn giáo, Nghệ thuật & văn hóa. Niềm đam mê dành cho Ai Cập không phải chỉ mới xuất hiện, nó đã tồn tại gần như kể từ khi bắt đầu nền văn minh. Thời đại nào cũng có những con người mang trong mình khao khát tìm hiểu về chủ đề này thông qua học tập và nghiên cứu. Từ thời cổ đại, không ít nhà sử học đã thể hiện niềm đam mê mãnh liệt với lịch sử cũng như xã hội Ai Cập, có thể kể đến như Herodotus, Dionyslus I xứ Syracuse và Manethon, và cũng không ít kiến thức chúng ta đón nhận ngày nay là nhờ các ghi chép của những con người này. Nền văn minh Ai Cập không chỉ gói gọn bên bờ sông Nile màu mỡ, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực lãnh thổ xung quanh, rõ nét nhất, ta có thể nhìn vào dinh thự Villa Adriana của La Mã cổ đại, đây là một công trình được xây dựng phỏng theo lối kiến trúc Ai Cập cổ đại, đồng thời có chứa rất nhiều vật phẩm được thu thập từ vùng đất bên bờ sông Nile. Lối kiến trúc kim tự tháp và bút đá tháp cũng đã được sử dụng rất nhiều trong các đền thờ và quảng trường La Mã, một ví dụ là Kim tự tháp Cestius được xây dựng trong thời đại Augustan. Việc khám phá Ai Cập cổ đại đã bị gián đoạn trong một thời gian dài của thời kỳ Trung cổ, và chỉ được hổi sinh từ thế kỷ 17 với những cố gắng mang tính khoa học đầu tiên nhằm đi sâu nghiên cứu nền văn minh này. Bước chuyển mình lớn nhất trong tiến trình khám phá Ai Cập chính là cuộc viễn chinh của Napoleon. Nó được ví là cuộc thám hiểm vĩ đại đầu tiên, mở đầu cho vô vàn những cuộc thám hiểm khác nhằm vén màn những bí ẩn quanh nền văn minh này.Tiếp theo đó là hàng loạt những hiện vật được tìm thấy, trải qua nhiều nghiên cứu, so sánh, đối chứng, từng khía cạnh trong đời sống xã hội Ai Cập dần hiện lên một cách rõ nét và chân thực nhất. Sự khai sinh của nền văn minh Ai Cập gắn liền với dòng sông Nile vĩ đại, như nhà sử gia người Hy Lạp Herodotus từng khẳng định, “Ai Cập là một món quà quý báu mà sông Nile đã ban tặng”. Người dân nơi đây học được cách phát triển hệ thống thủy lợi để chế ngự dòng nước, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất nông nghiệp, từ đó, một cuộc cách mạng đô thị đã nổ ra như một kết quả của sự tăng trưởng kinh tế. Những ngôi làng hùng mạnh nhất phát triển thành các thành phố, nơi bắt đầu xuất hiện biểu hiện vô cùng rõ rệt của những hình thái kiểm soát xã hội đầu tiên, tạo nền tảng cơ bản nhất cho sự hình thành của một quốc gia. Cơ cấu tổ chức xã hội cũng như chính trị của quốc gia Ai Cập cổ đại cũng được hình thành, đứng đầu là Pharaoh – người nắm giữ quyền lực tối cao, dưới ông là tể tướng và các normarch phụ trách các công việc điều hành và quản lý đất nước. Tầng lớp tiếp theo là các tư tế, dưới đó là giới chức sắc làm công tác hành chính, trong đó đóng vai trò quan trọng nhất là các thư lại, họ là những người chịu trách nhiệm ghi chép lại các sắc lệnh và luật lệ của triều đình, các báo cáo, hiệp định thương mại cũng như các tài liệu tôn giáo dạng văn bản. Ở vị trí thứ tư là những người thuộc hệ thống quân đội; và ở vị trí thứ 5 là giới thương nhân cũng như các thợ thủ công. Nông dân chiếm vị trí thứ 6 trên thang giai cấp này, và ở nấc thang dưới cùng là giai cấp nô lệ. Cuộc sống bên bờ sông Nile của những người dân nơi đây hết sức giản đơn nhưng lại vô cùng hoàn hảo. Nội thất tối giản nhưng vẫn rất tiện nghi và thoải mái. Ngược lại với tầng lớp bình dân, giới quý tộc sống trong những căn nhà vô cùng rộng rãi, khang trang, nội thất cầu kỳ cùng hàng loạt những bức điêu khắc, vật dụng trang trí tinh xảo đã phần nào bộc lộ tay nghề và khiếu thẩm mỹ nhất định của người chế tạo. #sach #aicapcodai #sachaicapcodai #lichsu #sachlichsu #pharaoh #nenvanminhaicap #khamphaaicap

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa cứng

Nhà Phát Hành

Á châu books

Năm xuất bản

2023

Hiện tại sản phẩm không có voucher ưu đãi !!!