Sách Phê Bình Sinh Thái Với Văn Xuôi Nam Bộ
1 / 1

Sách Phê Bình Sinh Thái Với Văn Xuôi Nam Bộ

4.7
7 đánh giá
1 đã bán

Tác giả: Nhiều tác giả Khổ sách: 14.5 x 20.5 cm Số trang: 300 trang Năm xuất bản: 2018 Phê Bình Sinh Thái Với Văn Xuôi Nam Bộ “Chính trái tim biết thổn thức vì môi sinh đã giúp người viết cảm nhận những cung bậc trầm lắng của cuộc đời. Đó là những con người đang nh

135.000₫
-20%
108.000
Share:
Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

@nxbtonghoptphcm
4.9/5

Đánh giá

1.749

Theo Dõi

4.207

Nhận xét

Tác giả: Nhiều tác giả Khổ sách: 14.5 x 20.5 cm Số trang: 300 trang Năm xuất bản: 2018 Phê Bình Sinh Thái Với Văn Xuôi Nam Bộ “Chính trái tim biết thổn thức vì môi sinh đã giúp người viết cảm nhận những cung bậc trầm lắng của cuộc đời. Đó là những con người đang nhẫn nại góp phần giữ sạch môi trường sống, cả trên phương tiện vật chất lẫn tinh thần. Từ đây, con người có thể tìm lại sợi dây thiêng liêng kết nối với tự nhiên để dệt hy vọng, giấc mơ bay đến tương lai bằng tình yêu thiên nhiên và trách nhiệm đối với chính môi trường sống của mình”. Phê bình sinh thái xuất hiện tại Anh, Mỹ vào những năm cuối thế kỷ XX trong bối cảnh khủng hoảng trầm trọng của môi trường toàn cầu và nhanh chóng lan rộng trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mục đích chung của phê bình sinh thái là nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, văn học và môi trường. Đây là bộ môn giao thoa giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn với thế mạnh đặc trưng: tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo định hướng về chủ đề môi trường từ góc độ liên ngành. So với những khoa học khác, văn học vẫn bị xem là “phản ứng chậm” trước sự lâm nguy của sinh thái, đặc biệt là sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta cũng đã có nhiều công trình, hội thảo liên quan đến chủ đề môi trường và phát triển bền vững, trong đó nổi bật là các chuyên luận: Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái của hai tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt và Lê Lưu Oanh (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016); Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2017); cuốn Phê bình sinh thái là gì? do Hoàng Tố Mai chủ biên (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2017); gần đây nhất là Hội thảo “Phê bình sinh thái: Tiếng nói bản địa – Tiếng nói toàn cầu” (International Confrerence Proceedings “Ecocriticism: Local and Global Voices”). Đây là Hội thảo quốc tế đầu tiên về phê bình sinh thái diễn ra ở Việt Nam. Kỷ yếu của hội thảo đã tập hợp 84 bài viết của các tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài nước với 1400 trang khổ lớn (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2017)… Đội ngũ các nhà phê bình sinh thái ở Việt Nam cũng liên tục gia tăng và quan tâm đến những vấn đề đa dạng hơn, mang đến hàng loạt chiến lược phân tích và các phương pháp tiếp cận lí thuyết khác nhau. Điều này cho thấy phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu giàu tiềm năng, đang còn rất nhiều vấn đề cần đến sự chung sức tìm hiểu của giới nghiên cứu, giảng dạy văn học. Là sự lên tiếng của khoa học văn chương trước sự lâm nguy của môi trường, những kết quả bước đầu của phê bình sinh thái là một minh chứng về sự nhạy cảm, bản lĩnh, cái tâm và trách nhiệm công dân của người nghiên cứu đối với thực trạng xã hội hôm nay. Những phản ứng đối với tình trạng khủng hoảng môi trường, thậm chí ở quy mô toàn cầu đi nữa, thường mang tính địa phương như một tất yếu với những biểu hiện văn hóa khác nhau. Biến đổi khí hậu và những tác động của nó lên văn hóa, xã hội, lịch sử tại Nam bộ là đề tài mang nhiều ý nghĩa thời sự, nhân văn trong văn học phương Nam, nhất là những năm đầu thế kỷ XXI khi vấn nạn môi trường, nguy cơ sinh thái đã vượt ra bên ngoài một thời điểm, một không gian, một tổ chức, ngành nghề cụ thể, trở thành vấn đề của cả vùng đất, quốc gia và khu vực. Nỗ lực để thiên nhiên cất lên tiếng nói là một cuộc “cách mạng xanh” trong văn xuôi phương Nam, một đóng góp đáng kể cho quá trình tiến hóa của sinh quyển Nam bộ cũng như cho sự phát triển của hệ sinh thái Việt Nam và Đông Nam Á. Vượt thoát vị thế bên lề, thứ yếu, văn học vùng đất này đã góp phần kiến dựng triết lý tân tự nhiên của thế kỷ XXI: con người là một phần của tự nhiên vì thế phải biết sống bình đẳng, tế nhị, hòa điệu với tự nhiên hơn là vô cảm, phá phách hoặc tìm mọi cách để chiến thắng tự nhiên. Đây là một minh chứng thuyết phục cho sự tương đồng giữa chúng với xu thế phát triển của sinh thái học hiện đại và sinh thái học văn hóa. Việc đề ra các chính sách đối với môi trường, ở đây chưa bàn đến sự thực thi, trong văn xuôi hiện đại Nam bộ, đòi hỏi những thay đổi trong ý thức – tức là trong hình dung, hiểu biết và kỳ vọng – đó là khả năng tác động rất lớn của những sáng tác mang tư tưởng trân quý tự nhiên, là yếu tính để chúng trở thành một địa hạt màu mỡ cho nghiên cứu phê bình sinh thái thế kỉ XXI.

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhà Phát Hành

NXB Văn Hóa Văn Nghệ TPHCM

ISBN

9786046855736

Năm xuất bản

2018

Sản Phẩm Tương Tự