Sách - Sử Ký (Nhã Nam HCM)
1 / 1

Sách - Sử Ký (Nhã Nam HCM)

5.0
14 đánh giá
2 đã bán

Tác giả: Tư Mã Thiên Nhà xuất bản: Văn Học Kích thước: 15.5 x 23.5 cm Năm xuất bản 2018 1. Sử ký I - Bản kỷ Dịch giả: Trần Quang Đức Nhà xuất bản: Văn học Số trang: 312 2. Sử ký II - Liệt truyện (Thượng) Dịch giả: Phạm Văn Ánh Nhà xuất bản: Văn học Số trang: 472 3.

145.000
Share:
Nhã Nam HCM

Nhã Nam HCM

@nhanamhcm
5.0/5

Đánh giá

230.766

Theo Dõi

128.257

Nhận xét

Tác giả: Tư Mã Thiên Nhà xuất bản: Văn Học Kích thước: 15.5 x 23.5 cm Năm xuất bản 2018 1. Sử ký I - Bản kỷ Dịch giả: Trần Quang Đức Nhà xuất bản: Văn học Số trang: 312 2. Sử ký II - Liệt truyện (Thượng) Dịch giả: Phạm Văn Ánh Nhà xuất bản: Văn học Số trang: 472 3. Sử ký II - Liệt truyện (Hạ) Dịch giả: Phạm Văn Ánh Số trang: 430 4. Sử ký III - Thế gia Dịch giả: Phạm Văn Ánh Nhà xuất bản: Văn học Số trang: 492 GIỚI THIỆU SÁCH "Sử ký" là tác phẩm sử học lớn nhất của Trung Hoa và là một trong những bộ sử kinh điển nhất của thế giới. Đặc biệt, thú vị hơn nữa, do tính chất “văn sử bất phân” của bộ sách, "Sử ký" từ lâu còn được coi là một trong những tác phẩm văn học lớn của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này được Tư Mã Thiên viết từ năm 109 TCN đến năm 91 TCN, miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2000 năm từ Hoàng Đế thần thoại cho đến thời ông sống - đời Hán Vũ Đế. Công trình này là nền tảng cho các phát triển sau này trong sử học và văn chương Trung Hoa. "Sử ký" là một tác phẩm đồ sộ với 52 vạn chữ, 130 thiên, chia làm nhiều phần gồm: Bản kỉ, Biểu, Thư, Thế gia, Liệt truyện, trong đó phần Bản kỉ có 12 thiên, phần Biểu có 10 thiên, phần Thư có 8 thiên, phần Thế gia có 30 thiên, phần liệt truyện có 70 thiên, tất cả hợp thành một thế giới bao la rợn ngợp. Ở Việt Nam, tuy trước nay có một số bản dịch Sử ký đã được xuất bản, như bản dịch của Nhượng Tống do Tân Việt xuất bản năm 1944, bản dịch của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê do Nxb Sài Gòn xuất bản năm 1970, bản dịch của Nhữ Thành (tức Phan Ngọc) do Nxb Văn học xuất bản năm 1963… song tất cả đều hoặc là bản dịch mang tính nhập môn giới thiệu sơ lược, hoặc là bản trích dịch, lược dịch, không đầy đủ. Nhà nghiên cứu, dịch giả Trần Quang Đức chia sẻ, thường người Việt Nam đọc sử Trung Quốc không phải đọc qua sách mà là “đọc” qua phim, mà phim so với chính sử thì khoảng cách quá xa. Tại buổi ra mắt, nói về quá trình dịch tác phẩm kinh điển này, Trần Quang Đức cho biết, đọc hiểu "Sử ký" đã khó nhưng phiên dịch nó còn khó hơn nhiều bởi "Sử ký" được viết bằng thứ Hán văn cổ đã quá xa với tư duy ngôn ngữ hiện đại (ngay ở Trung Quốc hay Đài Loan hiện tại cũng cần có nhiều bản dịch ra tiếng Trung hiện đại để độc giả có thể tiếp cận). Cái khó nữa của việc dịch "Sử ký" là, bản thân tiếng Hán tương đồng với tiếng Việt ở chỗ là thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, cho nên dịch tiếng Hán không thể dịch ý như dịch ngôn ngữ Ấn - Âu. Hiện nay ở Trung Quốc có khá nhiều bản in "Sử ký" khác nhau, Trần Quang Đức chủ yếu sử dụng bản được coi là tốt nhất hiện nay: bản “Tam gia chú” (ba nhà chú thích).

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Nhà Phát Hành

Nhã Nam

Năm xuất bản

2018

Sản Phẩm Tương Tự